Phần 44:
Thành ủy viên,Đại biểu HĐND Nguyễn Hữu Độ nghĩ gì khi xảy ra một loạt các sai phạm trong nghành giáo dục thủ đô???Videoclip và bản lược dịch đầy đủ cuộc nói chuyện ngày 21/04/2011 về việc chạy án trong vụ ly hôn để phục vụ cho công việc điều tra của Ban chuyên án.
Nữ Đại gia Bảo sơn Nguyễn Thanh Thủy - Con gái đầu của Ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn |
Giấy của Ban chuyên án mời anh Minh lên hợp tác điều tra về Đơn tố cáo Ông Trần Thế Cương và các vấn đề khác xung quanh việc chạy án trong vụ ly hôn tranh chấp 500 triệu đô |
Qua xác minh tại các bên có liên quan về sự việc này chúng tôi và công luận đặt câu hỏi: Trong các mối quan hệ xã hội chị Thủy quen với cả ngàn người đàn ông tại sao anh Minh chỉ tới gặp chị Huế là vợ Ông Cương vào thời điểm tháng 6/2009 để bàn bạc hai bên cùng có biện pháp bảo vệ hạnh phúc của gia đình mình??? Nếu cho rằng những việc làm của anh Minh là ghen tuông quá đáng như chị Thủy nói vì cứ thấy chị đi với ai cũng tới gặp vợ người ta để nói chuyện thì liệu anh Minh có đủ sức để đi gặp cả ngàn bà vợ của các Ông trong các mối quan hệ xã hội của chị Thủy??? Điều này càng được thể hiện rõ hơn trong đĩa ghi âm tại nhà hàng Phố Núi vào ngày 14/01/2010 do chính chị Thủy ghi âm và nộp cho tòa án, vào thời điểm đó anh không biết chị đã ghi âm nhưng anh Minh đã thẳng thắn nói về mối quan hệ của chị Thủy với Ông Cương trước mặt chị Thủy , cô Hà (là em ruột của chị, đại diện cho bố chị Thủy) và bố mẹ của anh…??? Nếu điều đó không là sự thật thì sao lại có chuyện anh Minh lên gặp thẳng bố chị Thủy là Ông Nguyễn Trường Sơn và nói về quan hệ giữa chị Thủy và Ông Cương khiến sau đó Ông Sơn phải đích thân gọi điện thoại cho Ông Cương ??? Nếu Ông Cương cho rằng mình bị oan thì nếu chúng tôi ở vị trí Ông Cương thời điểm đó chúng tôi sẽ yêu cầu anh Minh, chị Thủy đối mặt với vợ Ông là bà Huế để giải thích trắng đen..sao Ông Cương không làm vậy???
Chi tiết về các cuộc nói chuyện và bản lược dịch giữa anh Minh và chị Huế vợ Ông Cương quý vị click theo đường dẫn sau:
http://luatsuvidan10.blogspot.com/2011/12/phan-33c-video-clip-va-ban-luoc-dich-ia.html
Theo xác minh của chúng tôi tại chỗ anh Minh vào ngày 24/12/2011 bên cạnh việc các luật sư đã tham dự vào cuộc nói chuyện về đường dây chạy án vào ngày 21/04/2011 đã được Ban chuyên án mời lên hợp tác điều tra, Ban chuyên án điều tra về việc chạy án trong vụ ly hôn tranh chấp tài sản 500 triệu đô thuộc Công an thành phố Hà Nội đã tiếp tục mời anh lên hợp tác điều tra về việc anh có Đơn tố cáo Ông Trần Thế Cương, phó phòng Văn hóa khoa giáo thuộc UBND TP Hà Nội và các vấn đề khác xung quanh việc chạy án của vụ ly hôn 500 triệu đô này.
Chi tiết về cuộc gặp này anh Minh không tiết lộ theo yêu cầu của Ban chuyên án nhưng anh đã cung cấp cho Ban chuyên án các căn cứ chứng minh chủ yếu xoay quanh hai vấn đề chính trong đơn tố cáo của anh về việc Ông Trần Thế Cương có ngoại tình với nữ đại gia Bảo Sơn Nguyễn Thanh Thủy phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn là vợ anh và việc Ông Trần Thế Cương có giúp vợ chồng anh Minh, chị Thủy để lobby đưa sự kiện :Lễ công bố Năm Du lịch quốc gia 2010 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội – Hội tụ ngàn năm” về Công viên Thiên đường Bảo Sơn (Sự kiện này đã được phê duyệt của các cơ quan Ban nghành để đưa về Thiên đường Bảo Sơn nhưng sau đó tới vòng cuối cùng tại cuộc họp trên phòng họp tầng 7 của UBND TP Hà Nội sự kiện này đã không được Thành ủy Hà Nội duyệt vì hai lý do chính:Do công viên Thiên đường Bảo Sơn không đáp ứng được các yêu cầu của sự kiện về giao thông và một sự kiện tầm cỡ quốc gia như vậy thì cần phải tổ chức ở một nơi công cộng chứ không phải một nơi thuộc sở hữu tư nhân)!!!
Là nhân tình của Ông Cương nữ đại gia Bảo Sơn được gì ???
Theo xác minh của chúng tôi tại các bên có liên quan vào thời điểm năm 2009 thị trường bất động sản tại Hà Nội rơi vào ảm đạm, là những người chủ của dự án anh Minh, chị Thủy lúc nào cũng như ngồi trên đống lửa khi nhà không bán được, giá giảm trong khi một ngày phải chi biết bao nhiêu tiền của để làm đường, duy tu bảo vệ công viên. Đại lộ Thăng Long lúc đó đang xây dựng ngổn ngang chắn trước mặt và đã biết bao lần anh chị lúc thì dùng công văn, lúc thì nhờ các mối quan hệ tác động nhưng con đường để vào công viên thì cứ bị chặn bởi các đơn vị thi công làm với “tốc độ rùa bò”. Thêm nữa vào thời điểm đó đó việc 47 hộ dân kiện đòi đất tố cáo Ông Nguyễn Trường Sơn là bố đẻ chị Thủy lừa đảo họ khi mua đất của tại dự án Thiên đường Bảo Sơn đã được VTV1 đăng tin khiến việc kinh doanh của Công ty trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.Và anh chị đã nhìn ra một sự thật rằng nếu không nhanh tay bán hết đất trong dự án thì khi các dự án bên cạnh triển khai sẽ khiến việc kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Một lý do quan trọng khác là xét về chiến lược tổng thể mua đất tại Thiên đường Bảo Sơn không phải là giải pháp hay nhất do vị trí đất tại đó nếu để Đại lộ Thăng Long hoàn thành sẽ lộ ngay ra điểm yếu là giao thông không được thuận tiện do bị đường rào chắn ngang của đường cao tốc. Bàn bạc mãi giải pháp hay nhất trong thời điểm đó là bằng mọi cách phải đưa được một sự kiện của quốc gia về Thiên đường Bảo Sơn thì sẽ giải được nhiều bài toán cùng một lúc là sẽ được các phương tiện truyền thông của nhà nước quảng cáo hộ vừa tiết kiệm chi phí lại vừa khách quan, các đơn vị thi công cũng phải gấp rút hoàn thành con đường trước mặt công viên trước tiến độ và kết quả cuối cùng là nhà sẽ tiếp tục bán được…..
Chính vì lý do đó nên khi gặp Ông Cương chị Thủy cho rằng nếu có sự giúp đỡ của Ông thì công việc kinh doanh của chị sẽ thuận lợi hơn vì dù sao bố chị Ông Nguyễn Trường Sơn cũng đã gần 70 tuổi cũng chả làm được mấy năm nữa….
Một lý do khác nữa là vì làm công tác văn hóa khoa giáo của UBND TP Hà nội nên Ông Cương có mối quan hệ khá rộng rãi với nghành giáo dục thủ đô. Đây chính là cái đích chị ngắm tới để phục vụ cho công việc kinh doanh sau này vì một trong những đối tượng khách chủ yếu của công viên chính là tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các trường học của thủ đô.
Mối quan hệ giữa Ông Cương, Giám đốc Sở giáo dục Hà Nội Ông Nguyễn Hữu Độ và trường Hanoi Academy ???
Qua xác minh tại chỗ anh Minh chúng tôi được biết trước kia chị Thủy làm về du lịch nên những mối quan hệ trong nghành giáo dục chị không biết nhiều.Có lần anh Minh bực mình nói với chị về chuyện chị hứa đã không liên hệ với Ông Cương và Ông Cương đã thôi nhưng chị lại cứ kiếm cớ tìm cách liên hệ lại với Ông Cương bằng cách nhờ Ông xin giúp cho con một người quen vào trường chuyên…..
Trở lại buổi nói chuyện ngày 21/04/2011, lúc đó luật sư Trung cũng đã chỉ trước ra rằng “….Đúng vậy vì thực ra án cũng chưa có hiệu lực pháp luật. Và đây cũng là câu mà hôm qua (ý nói phiên xử ngày 20/04/2011) Thủy có nói với anh việc là có hoãn hay không hoãn phiên tòa ngày 20/04/2011 vì các chứng cứ về tài sản anh Minh đưa ra trước phiên tòa cùng với căn cứ của các luật sư bên Minh đưa ra là đúng luật, theo quy định là phải hoãn phiên tòa để điều tra thì Thủy có nói một câu là “Bây giờ em cần phải có một bản án”. Anh nói lại với Thủy “Em cần có một bản án để làm gì khi mà án chưa có hiệu lực pháp luật. Bên kia họ thua thì họ kháng cáo, bên mình thua thì mình kháng cáo.Lúc đó án chưa có hiệu lực pháp luật thì bản án đó cũng chỉ như một “tờ giấy lộn” không giải quyết vấn đề gì hết.” thì Thủy lại khẳng định “Người ta chỉ cần em có “tờ giấy lộn đó”. Anh liền nói với nó là “ người ta ở đây là những người giúp em đúng không? Nhưng bây giờ em xui người ta làm những việc không đúng thì hoàn toàn bên kia nó có quyền đưa đơn lên kiện thì có phải bấy giờ em làm khổ người ta hay không?”….
Vậy thì “người ta” được chị Thủy nói từ tháng 04/2011 ở đây là ai nếu không phải là những quan chức trong nghành giáo dục Hà Nội và trường Hanoi Academy “bảo kê” cho chị???Và qua xác minh tại chỗ anh Minh thì khi sống với nhau chị Thủy cũng không có nhiều các mối quan hệ tại ngành giáo dục thủ đô vậy thì ở đây có mối liên hệ nào giữa Ông Cương và các quan chức trong ngành giáo dục thủ đô để giúp chị Thủy ???
Qua những diễn biến của vụ án này xảy ra tại các trường học chúng tôi và công luận đặt ra những câu hỏi rằng: Tại sao ở trường Dreamhouse 98 Tô Ngọc Vân bà Hiệu trưởng Vũ thị Diệu Lý ngang nhiên lừa anh Minh để anh không đón được con, ra các văn bản có lợi cho chị Thủy và nghiêm trọng hơn là cung cấp các chứng cứ giả mạo cho tòa án để giúp chị Thủy chạy án nuôi hai đứa con? Sự việc này sau đó anh Minh đã làm đơn lên giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội nhưng Sở im lặng???Còn chuyện Bà Bùi Thu Thủy hiệu phó trường tiểu học Trần Nhật Duật ngang nhiên dạy học cho con anh Minh thu tiền tại nhà, đưa các nhận định cho tòa về việc cháu Bảo Hưng con anh Minh bị tự kỷ anh cũng làm đơn gửi Giám đốc Sở nhưng Ông không trả lời???Tiếp theo là chuyện bà Vy ngang nhiên viết văn bản giúp chị Thủy ra tòa vu cáo anh Minh “mang lựu đạn” tới đe dọa ở trường của bà tại 22 Phố Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội để tòa đánh giá không tốt về tư cách đạo đức của anh trong việc nuôi con việc này sau đó anh cũng tố cáo lên giám đốc Sở là Ông Nguyễn Hữu Độ nhưng Ông Độ vẫn im lặng và bây giờ là những chuyện xảy ra tại trường Hanoi Academy. Chúng tôi và công luận cũng đặt câu hỏi với Ông Nguyễn Hữu Độ rằng những nguyên tắc và quy định của ngành giáo dục thủ đô dưới quyền của Ông phải chăng hiện đang phục vụ cho một mình chị Thủy??? Vậy thì “người ta” ở đây theo lời chị Thủy phải chăng là Ông vì nếu Ông làm đúng quy định của pháp luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thì liệu sau việc bà Bùi Thu Thủy giúp cho chị Thủy “chạy án” thì chắc chắn sẽ không xảy ra các việc đáng tiếc như ở trường Deamhouse 98 Tô Ngọc Vân, Trường Nguyễn Siêu 22 Phố Liếu Giai và tiếp theo là trường Hanoi Academy ??? Phải chăng là một Thành ủy viên, một đại biểu của HĐND thành phố, một giám đốc của Sở giáo dục Ông có nghĩ rằng những việc làm của Ông đã gián tiếp tiếp tay cho chị Thủy để giữ con tại khách sạn Bảo Sơn không cho bố và Ông bà nội của chúng gặp mặt là việc làm vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội và nghiêm trọng hơn là cùng với sự bao che của các quan chức của Tòa án Hà Nội hai đứa trẻ con anh Minh đã bị nhốt không được đi học đã ba tháng nay???Vụ án này có dấu hiệu của việc chạy án, thẩm phán Đỗ Quảng Oai ra một văn bản trái pháp luật trong đó khẳng định bản án sơ thẩm là có hiệu lực pháp luật để chị Thủy cầm đi lừa các trường học, ai cũng biết khi ra văn bản này là để phục vụ cho chị Thủy nhưng chị Thủy làm sao đạt được mục đích nếu không có “sự im lặng như một hình thức bảo kê” của những người có trách nhiệm như Giám đốc Sở GDĐT Nguyễn Hữu Độ??? Chúng tôi cũng chuyển toàn bộ các căn cứ về Ông Nguyễn Hữu Độ và sự liên hệ giữa Ông Cương và Ông Độ nêu trên tới Ban chuyên án điều tra về việc chạy án của vụ ly hôn tranh chấp tài sản 500 triệu đô để xác minh, làm rõ!!!
Trường Hanoi Academy đã “lộ nguyên hình” ???
Ngày 22/12/2011 đã quá thời gian trả lời Đơn đề nghị ngày 14/12/2011 của anh nên anh Minh đã làm Đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng. Chúng tôi và công luận muốn xem cách xử lý lần này Giám đốc Sở giáo dục đào tạo Nguyễn Hữu Độ ???
Đơn tố cáo ngày 22/12/2011 của anh Minh trong đó văn thư của Sở GDĐT Hà Nội đã nhận đơn vào ngày 26/12/2011(trang 1) và trường Hanoi Academy đã nhận đơn vào ngày 22/12/2011(trang 6) |
Ngày 24/12/2011 anh Minh cũng làm Đơn tố cáo về hành vi chạy án trong vụ ly hôn của anh trong đó công khai tên và chức danh của các mắt xích trong đường dây chạy án này để giúp các Ban chuyên án và tòa án xem xét, xác minh làm rõ !!!
Đơn và phiếu nhận Đơn tố cáo anh Minh gửi cho tòa án vào ngày 26/12/2011 |
Để đáp ứng yêu cầu của các Ban chuyên án chúng tôi đã lược dịch bổ sung phần 4,5,6,7,8 cuộc nói chuyện ngày 21/04/2011 trong đó luật sư Trung đã chỉ ra việc chạy án trong vụ án này. Có những điều luật sư Trung đã chỉ ra từ ngày 21/04/2011 nhưng nó vẫn đúng cho tới hôm nay ví dụ như chị Thủy chỉ cần một “bản án chưa có hiệu lực” để tiếp tục giữ con và mang nó đi lừa các trường học !!! Theo chúng tôi bên trong sự việc này có lẽ vì số tài sản chung “khủng quá” lên tới 500 triệu đô chị chưa tẩu tán được nên cần dùng “tờ giấy lộn” này để đi lừa các trường học và việc thẩm phán Đỗ Quảng Oai ra thông báo số 2663 trong đó khẳng định “Xét thấy, vụ án ly hôn giữa chị Thủy và anh Minh đã được tòa án nhân dân Quận Hoàn Kiếm xét xử sơ thẩm và đã có quyết định Bản án số 05/2011/LHST ngày 20,21 tháng 4 năm 2011 trong đó có quyết định giao con chung và quyền đi lại, chăm sóc con chung giữa các bên” là phục vụ cho mục đích này ???
Quý vị độc giả cần xem đầy đủ cả 8 phần cuộc nói chuyện ngày 21/04/2011 xin click theo đường dẫn sau:
http://luatsuvidan10.blogspot.com/2011/11/phan-30-luat-su-nguyen-hoang-trung.html
(Trong băng ghi âm này luật sư Trung đã khẳng định Luật sư Nguyễn Thiều Dương giám đốc công ty luật Đại Việt có địa chỉ tại 335 Phố Kim Mã - Quận Ba Đình - TP. Hà Nội cấu kết cùng Phó chánh án Tòa Hà Nội Đào Sĩ Hùng để chạy án trong vụ ly hôn tranh chấp tài sản 500 triệu đô la)
( Không biết với các chứng cứ về về chạy án rõ ràng thế này thì Chánh án tòa tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao sẽ trả lời sao trước công luận khi mà các câu tả lời của hai Ông về vụ án này sẽ ngay lập tức được VTV1 truyền hình trực tiếp cho cả thế giới xem)
Các Website dự phòng của chúng tôi:
http://luatsuvidan1010.wordpress.com/
http://luatsuvidan10.blogspot.com/
http://luatsuvidan1000.wordpress.com/
http://luatsuvidan8.wordpress.com/
http://thuythanhnguyen.blogspot.com/
hoặc click google
Đại gia Bảo Sơn ly hôn, chạy án tại tòa Hà Nội
Hay
Tư liệu vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam
Cần biết thêm thông tin liên hệ với chúng tôi qua hai địa chỉ Email sau:
luatsuvidan10@gmail.com
luatsuvidan101@gmail.com
Xin trân trọng cảm ơn
( Mời các bạn đón xem tiếp phần 45)
Tù nhân và con đường trở thành lương y, thầy dạy võ thuật
Trả lờiXóaRa tù ông về quê và bắt đầu công việc chữa bệnh bằng các bài thuốc đã học được trong thời gian ở Trung Quốc. Trong suốt 2 năm tiếp theo ông đã chữa bệnh thành công cho cô em gái mù lòa. Tiếng tăm của ông cũng từ đây mà được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, cuộc sống yên ả này không được bao lâu thì sóng gió ập đến. Một số người có chức quyền vì ghen ghét đã vu anh là “lang băm”, vin vào việc ông không có bằng cấp chứng chỉ mà hành nghề để triệt mất của anh con đường sống, khiến gia đình ông rơi vào nợ nần chồng chất. Do nợ tiền các hiệu thuốc quanh vùng khá nhiều nên ông phải bán xới để vào Nam lập nghiệp.
Năm 1986, ông đã phối hợp với Hội chữ thập đỏ của quận 5 mở phòng mạch chẩn trị y học cổ truyền dân tộc. Uy tín của Nguyễn Hữu Khai trong giới y học cổ truyền ngày càng được nâng cao, anh được mời về giảng dạy tại trường Trung cấp y học dân tộc Tuệ Tĩnh – Bộ y tế.
Năm 1987 thì mở lớp dạy y học cổ truyền cho các học viên đến từ Tây Ninh, Tiền Giang, Sông Bé, Cần Thơ…
Tuy nhiên, tại thời điểm này, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nên ông đã tìm đường “xuất ngoại” để mở rộng thị trường. Có thời điểm sang Trung Quốc, sang Liên Xô tìm hướng mở rộng thị trường, hết sạch tiền, anh phải đi dạy võ để kiếm sống.
Nhờ nỗ lực của mình, ngày 1/6/1990, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Chân TP HCM (Công an TP HCM cho mượn một phần trụ sở, ở phía cổng sau). Sau này, thương hiệu Bảo Long ra đời chính là tiền thân của Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long.
Đến năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế, nên Công an TP.HCM quyết định không tiếp tục duy trì xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long nữa. Nguyễn Hữu Khai nghiễm nhiên làm chủ cơ ngơi và chuyển ra “ở riêng” ở Ấp 3, xã thới Thượng, huyện Hóc Môn. Cũng từ cơ ngơi riêng này mà Nguyễn Hữu khai đã mở ra nhiều chi nhánh ra các tỉnh phía Bắc và ông không quên vươn về quê hương bản quán là vùng Xứ Đoài.
Từ một công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long nhỏ bé ban đầu, Nguyễn Hữu Khai đã phát triển nó thành một tập đoàn Y dược Bảo Long lớn mạnh được cả trong và ngoài nước biết đến, với hơn 1000 nhân viên, sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh các loại thuốc đông y, Nguyễn Hữu Khai còn mở bệnh viện Đông y dược Bảo Long, chữa được nhiều bệnh mà Tây y không làm được.
Với niềm đam mê với võ thuật, ngay từ khi còn trẻ, Nguyễn Hữu Khai đã mở những lớp dạy võ để rèn luyện thân thể, dần dần sáng lập ra môn phái “Bảo Long y võ”. Những ngày tháng lăn lộn mưu sinh, xây dựng thương hiệu Bảo Long ở đất Sài Gòn, anh tổ chức những đám mãi võ biểu diễn khắp các hang cùng ngõ hẻm để gây thu hút sự chú ý của mọi người, quảng bá cho thương hiệu thuốc đông dược của Bảo Long.
Năm 2005, Bảo Long thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, tuyển mộ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, vào làm việc. Năm 2007, được sự giúp đỡ, ủng hộ của Ủy ban Thể dục – Thể thao và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Nguyễn Hữu Khai đã xây dựng trường phổ thông võ thuật với quy mô đa cấp (tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông), trường võ thuật chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, tuyển sinh trong cả nước, được báo chí gọi là “Thiếu Lâm Tự xứ Đoài”.
Một đời người và bốn cuộc hôn nhân
Trả lờiXóaCuộc đời của ông vô cùng lận đận khi phải trải qua đến 4 đời vợ, hôn nhân tan vỡ, ly biệt vì nhiều lý do khác nhau. Người vợ thứ nhất không thể cảm thông, chia sẻ và cùng anh đi trọng quãng đời còn lại. Vì sự tan vỡ này, anh đã phải chịu không ít tủi nhục khi bị bố mẹ từ mặt, dư luận bàn tán.
Người vợ thứ hai của ông là người Hoa, con một chủ hiệu thuốc, xinh đẹp, yêu thương và giúp ông nhiều trong công việc kinh doanh, có với nhau một con thì chẳng may mất sớm. Sau khi người vợ thứ hai đã mất, ông phải sống cảnh gà trống nuôi con.
Một cô học trò cũ của ông, vì lòng mến mộ, đã đưa con ông về nuôi và tìm mọi cách cứu chữa cho anh qua cơn hiểm nghèo. Hai người lấy nhau vì nghĩa, bỏ nhau vì lợi. Người vợ thứ tư của ông tên là Lê Thúy Hằng, một nhân viên trong công ty kiêm trường học, bệnh viện của ông bây giờ. Cô vợ này kém ông 20 tuổi.
Tù vẫn hoàn tù
Từ năm 2007 tới nay, ông Nguyễn Hữu Khai chỉ đạo thành lập xưởng sản xuất Bảo Đông 2 tại thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây từ năm 2008 để chuyên sản xuất hàng trăm loại thuốc đông dược không đăng ký và không được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép sản xuất hoặc thuốc chỉ được lưu hành nội bộ không được tiêu thụ ra thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm lại được tung ra tiêu thụ rộng rãi trên thị trường với doanh thu mỗi năm hàng chục tỉ đồng để ngoài hạch toán kế toán của doanh nghiệp trốn thuế rất lớn.
Với danh nghĩa Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long, ông Nguyễn Hữu Khai đã tổ chức huy động vốn dưới hình thức “cổ đông góp vốn” để thu tiền của nhiều cá nhân tự quản lý sử dụng để ngoài hạch toán kế toán quản lý tài chính theo quy định của pháp luật Nhà nước.
Ngày 22/3/2011 và 28/4/2011, ông Nguyễn Trường Sơn đại diện Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn ký kết “Hợp đồng khoán kinh doanh” số 154/HĐHT/2011 và số 15/HĐHT/2011 với ông Nguyễn Hữu Khai – Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long. Theo 2 hợp đồng, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn giao cho ông Khai (với tư cách là Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long) tổng số tiền là 10 tỉ đồng “để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh theo hình thức khoán kinh doanh hàng tháng”.
Khoản tiền này có thời hạn 12 tháng với lợi nhuận của bên giao vốn là 120 triệu đồng mỗi tháng được thanh toán vào ngày 22 hàng tháng. Sau khi tiếp nhận tiền theo hợp đồng, bà Lê Thúy Hằng (vợ ông Khai) đã theo lệnh của ông Khai chi sử dụng để trả nợ cũ hết số tiền của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn. Việc tiếp nhận và sử dụng tiền vốn nhận giao khoán được ông Khai để ngoài hạch toán kế toán quản lý tài chính. Hiện ông Khai không có khả năng hoàn trả vốn đang chiếm giữ sử dụng trái phép.
Trong thời gian từ năm 2011 đến nay, ông Nguyễn Hữu Khai đã nhiều lần chiếm giữ, sử dụng trái phép các tài sản mà Tập đoàn Bảo Long đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Tính đến ngày 16/1/2012, ông Khai đã huy động vốn của 265 người với tổng số tiền hơn 83 tỉ đồng mà không có khả năng chi trả. Việc này có dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo thông tin mới nhất, vào ngày 15/6 vừa qua, ông Nguyễn Hữu Khai đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi “Sử dụng trái phép tài sản”. Việc bắt giữ ông Khai được thực hiện tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long (Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP HCM).
( Theo: Tri Thức Trẻ )
Tù nhân và con đường trở thành lương y, thầy dạy võ thuật
Trả lờiXóaRa tù ông về quê và bắt đầu công việc chữa bệnh bằng các bài thuốc đã học được trong thời gian ở Trung Quốc. Trong suốt 2 năm tiếp theo ông đã chữa bệnh thành công cho cô em gái mù lòa. Tiếng tăm của ông cũng từ đây mà được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, cuộc sống yên ả này không được bao lâu thì sóng gió ập đến. Một số người có chức quyền vì ghen ghét đã vu anh là “lang băm”, vin vào việc ông không có bằng cấp chứng chỉ mà hành nghề để triệt mất của anh con đường sống, khiến gia đình ông rơi vào nợ nần chồng chất. Do nợ tiền các hiệu thuốc quanh vùng khá nhiều nên ông phải bán xới để vào Nam lập nghiệp.
Năm 1986, ông đã phối hợp với Hội chữ thập đỏ của quận 5 mở phòng mạch chẩn trị y học cổ truyền dân tộc. Uy tín của Nguyễn Hữu Khai trong giới y học cổ truyền ngày càng được nâng cao, anh được mời về giảng dạy tại trường Trung cấp y học dân tộc Tuệ Tĩnh – Bộ y tế.
Năm 1987 thì mở lớp dạy y học cổ truyền cho các học viên đến từ Tây Ninh, Tiền Giang, Sông Bé, Cần Thơ…
Tuy nhiên, tại thời điểm này, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nên ông đã tìm đường “xuất ngoại” để mở rộng thị trường. Có thời điểm sang Trung Quốc, sang Liên Xô tìm hướng mở rộng thị trường, hết sạch tiền, anh phải đi dạy võ để kiếm sống.
Nhờ nỗ lực của mình, ngày 1/6/1990, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Chân TP HCM (Công an TP HCM cho mượn một phần trụ sở, ở phía cổng sau). Sau này, thương hiệu Bảo Long ra đời chính là tiền thân của Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long.
Đến năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế, nên Công an TP.HCM quyết định không tiếp tục duy trì xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long nữa. Nguyễn Hữu Khai nghiễm nhiên làm chủ cơ ngơi và chuyển ra “ở riêng” ở Ấp 3, xã thới Thượng, huyện Hóc Môn. Cũng từ cơ ngơi riêng này mà Nguyễn Hữu khai đã mở ra nhiều chi nhánh ra các tỉnh phía Bắc và ông không quên vươn về quê hương bản quán là vùng Xứ Đoài.
Từ một công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long nhỏ bé ban đầu, Nguyễn Hữu Khai đã phát triển nó thành một tập đoàn Y dược Bảo Long lớn mạnh được cả trong và ngoài nước biết đến, với hơn 1000 nhân viên, sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh các loại thuốc đông y, Nguyễn Hữu Khai còn mở bệnh viện Đông y dược Bảo Long, chữa được nhiều bệnh mà Tây y không làm được.
Với niềm đam mê với võ thuật, ngay từ khi còn trẻ, Nguyễn Hữu Khai đã mở những lớp dạy võ để rèn luyện thân thể, dần dần sáng lập ra môn phái “Bảo Long y võ”. Những ngày tháng lăn lộn mưu sinh, xây dựng thương hiệu Bảo Long ở đất Sài Gòn, anh tổ chức những đám mãi võ biểu diễn khắp các hang cùng ngõ hẻm để gây thu hút sự chú ý của mọi người, quảng bá cho thương hiệu thuốc đông dược của Bảo Long.
Năm 2005, Bảo Long thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, tuyển mộ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, vào làm việc. Năm 2007, được sự giúp đỡ, ủng hộ của Ủy ban Thể dục – Thể thao và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Nguyễn Hữu Khai đã xây dựng trường phổ thông võ thuật với quy mô đa cấp (tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông), trường võ thuật chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, tuyển sinh trong cả nước, được báo chí gọi là “Thiếu Lâm Tự xứ Đoài”.
Cách đây vài tháng, dư luận rộ tin đồn cặp đôi đại gia đang nắm giữ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên tan vỡ. Đến nay, không chỉ tan rã hạnh phúc, đôi vợ chồng này còn vướng vào cuộc chiến giành quyền lực và khối tài sản nghìn tỷ.
Trả lờiXóaHai thái cực cá tính
Ông Vũ sinh năm 1971 tại huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk. Năm 1981, bố ông gặp trọng bệnh, gia cảnh sa sút.
“Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh”, ông Vũ sau này tâm tình.
Đại gia cà phê Trung Nguyên đã từng có một tuổi thơ khó nhọc
Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Đặng Lê Nguyên Vũ vừa học vừa bẻ ngô, chăm lợn và giúp mẹ đóng gạch. Ông phải lội bộ trên con đường đất đỏ dài 15km đến trường trong suốt chín năm, ngày nắng cũng như mưa.
Năm 1990, ông thi đậu trường Đại học Y Tây Nguyên. Mẹ ông đã phải bán lúa và nhiều thứ khác trong nhà để ông lên Buôn Ma Thuột nhập học. Vừa đi học, ông vừa đi làm thêm kiếm sống. Khi đang học năm thứ ba, đột nhiên ông Vũ bỏ học, xuống Sài Gòn lập nghiệp.
Năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ cùng hai người bạn lập nên "Hãng cà phê Trung Nguyên", bấy giờ chỉ là một cơ sở rang xay với diện tích vài mét vuông và chiếc máy rang cà phê thủ công cũ kỹ, một quán cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuột và công việc giao cà phê rang xay cho các quán khác.
Ngày ngày, Vũ cũng kỳ cạch giao cafe bằng xe đạp, rồi sau đó mới đổi sang xe máy. Năm 1998, Hãng cà phê Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Sài Gòn, được nhắc đến như là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu. Các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên bắt đầu xuất hiện.
"Hãng cà phê Trung Nguyên" khởi nghiệp với diện tích vài mét vuông và chiếc máy rang cà phê thủ công cũ kỹ
Trả lờiXóaVới mô hình kinh doanh thành công này, từ năm 2000, thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ được nhiều người biết đến. Năm 2003, cà phê hòa tan G7 chính thức có mặt trên thị trường. Năm 2005, Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua tất cả đối thủ nước ngoài.
Cà phê Trung Nguyên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia. Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu. Ông Vũ được vinh danh là “Vua Cà phê Việt”.
Trung Nguyên được xem là thương hiệu cà phê lớn nhất Việt Nam
Đặng Lê Nguyên Vũ thường về quê nghỉ ngơi tại căn nhà trên cao nguyên với chuồng ngựa 120 con của mình. Theo giới doanh nhân phương Tây ở Việt Nam, tài sản cá nhân của ông Vũ có thể lên tới 100 triệu USD, tức 2 nghìn tỷ đồng. Tại trang trại của mình, ông Vũ đọc sách, nghiên cứu về nhân thân và lý thuyết của 50 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới. Từ đó, ông đưa ra giả thuyết “lật ngược quả địa cầu” và “trục Việt Nam” nhằm giúp dân tộc Việt trở nên hùng cường.
Đại gia cà phê Trung Nguyên thường về quê nghỉ ngơi tại căn nhà trên cao nguyên với chuồng ngựa 120 con của mình
Năm 2013, Starbucks, một thương hiệu cà phê Mỹ nổi tiếng thế giới vào Việt Nam với văn hóa xếp hàng mới lạ. Ông Vũ đăng đàn tuyên bố Starbucks chỉ bán nước đường pha hương cà phê và không đáng lo ngại, ông từng thắng những đối thủ lớn hơn thế nhiều.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tuyên bố Starbucks chỉ bán nước đường pha hương cà phê
Thực tế, chuỗi nhà hàng cà phê Trung Nguyên có vẻ như đã qua thời thịnh vượng, dần thu hẹp trong khi đối thủ ngày càng nở rộ. Nhiều người cho rằng ông Vũ bị “vĩ cuồng”. Ông nhiều lần đăng đàn khẳng định: “Tôi không vĩ cuồng”.
Trái ngược với người chồng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại là một người rất kín tiếng, cả trong hoạt động kinh doanh lẫn đời sống riêng. Cho đến nay, giới thạo tin vẫn chưa biết bà Thảo là ai và thân thế như thế nào. Từ trước đến nay, cứ nhắc đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên, người ta nhớ ngay đến Đặng Lê Nguyên Vũ, một ông chủ hào hoa cá tính với một tuổi thơ lam lũ bươn chải vươn lên thành người giàu có và nổi tiếng tầm…thế giới.
Nhưng sự thực, không hẳn như vậy. Thậm chí, nhiều nguồn tin khẳng định, người đứng sau và thật sự điều hành Trung Nguyên chính là bà Thảo.
Người ta chỉ biết phong thanh, gia đình bà Thảo trước là một trong những tiệm vàng lớn nhất Buôn Mê Thuột, sở hữu hàng loạt bất động sản tại TP.HCM. Gia đình vợ cũng giúp đỡ Đặng Lê Nguyên Vũ nhiều trong việc ông gây dựng sự nghiệp. Thậm chí, khi ông Vũ khởi nghiệp cùng hai người bạn thất bại, chính gia đình vợ đã rót vốn giúp ông gầy dựng lại sự nghiệp. Gần như một sự thỏa hiệp ngầm, ông Vũ cũng ít khi nói về vợ mình.
Lần xuất hiện hiếm hoi của cặp đôi "cà phê Trung Nguyên" tại một sự kiện
Trả lờiXóaCuộc chiến vương quyền và tiền bạc
Giữa tháng 11/2015, Tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ thông báo ngưng cung cấp sản phẩm cà phê hòa tan G7 vì lý do máy móc. Dư luận bắt đầu nghi ngờ nguyên nhân sâu xa có thể xuất phát từ rạn nứt nội bộ giữa cặp đôi quyền lực Nguyên Vũ - Diệp Thảo.
Và sự hoài nghi gần như được khẳng định khi gần đây các văn bản Biên bản cuộc họp hội đồng quản trị, nghị quyết hội đồng quản trị thông báo chấm dứt tư cách người đại diện pháp luật, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc của bà Thảo đối với Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên, đơn vị trực tiếp sản xuất cà phê hòa tan G7.
Ngay lập tức, bà Thảo có công văn gửi khách hàng và nhân viên khẳng định các văn bản ban hành gần đây của ông Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ khiến dư luận hiểu sai bản chất vụ việc tranh chấp mà còn bộc lộ dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vì vậy, bà tuyên bố bác bỏ tất cả các văn bản này.
Bà Thảo cho biết: “Các cuộc họp HĐQT liên quan đến nội dung thông qua việc miễn nhiệm và bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT và chức vụ Tổng Giám đốc Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên không đảm bảo tính pháp lý và không phù hợp với diễn biến thực tế quá trình giải quyết việc ly hôn giữa cá nhân tôi và ông Đặng Lê Nguyên Vũ”.
Bà đưa ra 3 lý do: Không đảm bảo số lượng thành viên, không thuộc thẩm quyền của HĐQT, nội dung giấy phép đăng ký của công ty vẫn chưa có gì thay đổi.
Vụ ly hôn nghìn tỷ đang ồn ào quanh thương hiệu cà phê hòa tan G7
Theo bà Thảo, đó là HĐQT Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên có 3 thành viên gồm bà, ông Vũ và đại diện Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, thế nhưng tại các lần họp HĐQT thì chỉ có một mình cá nhân ông Vũ dự họp và tự cá nhân ông ra quyết định và kết luận các nội dung của cuộc họp.
Vào thời điểm hiện tại, bà Thảo và ông Vũ đang tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật. Trong quá trình này, bà đã gửi đơn tới Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương đề nghị ngăn chặn mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cũng như thay đổi các chức danh quản lý đối với Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên để chờ kết quả giải quyết ly hôn của tòa án.
“Do vậy, hiện tại Sở này vẫn chưa thay đổi nội dung giấy đăng ký kinh doanh của công ty”, bà Thảo viện dẫn và khẳng định hiện tại bà vẫn kiêm “3 vai” là: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật duy nhất của công ty.
Mãi đến lúc có sự tranh cãi về pháp lý, dư luận mới biết đến cuộc ly hôn của ông Vũ và bà Thảo. Cuộc “chia ly màu cà phê” này sẽ còn rất rắc rối. Thứ nhất về Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên, theo cơ cấu vốn, ông Vũ đang chiếm 10%, bà Thảo 5% và Tập đoàn Trung Nguyên chiếm 85%. Một luật sư phân tích, căn cứ theo luật doanh nghiệp thì việc miễn nhiệm bà Thảo là sai quy định, ông Vũ không thể một mình tổ chức họp hội đồng quản trị để ra quyết định. Rắc rối nằm ở chỗ “cổ đông” còn lại, tức Tập đoàn Trung Nguyên, pháp nhân đang nắm giữ 85% vốn công ty con này.
Tóm lại, cà phê hòa tan Trung Nguyên chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc ly hôn của cặp đôi này. Tập đoàn cà phê Trung Nguyên mới là chuyện lớn. Theo một nguồn tin ngoài luồng, pháp nhân này do 5 cổ đông sáng lập nên, trong đó ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc chiếm 51% cổ phần với trị giá là 255 tỉ đồng còn bà Lê Hoàng Diệp Thảo thì giữ vị trí Phó Tổng giám đốc với 28% cổ phần, trị giá 140 tỉ đồng. Theo ước tính thì tài sản của tập đoàn cà phê Trung Nguyên lên tới hơn 500 tỉ đồng.
Cà phê hòa tan Trung Nguyên chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc ly hôn của cặp đôi đại gia này
Trả lờiXóaTuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả tranh chấp, phần “hấp dẫn” nhất vẫn là số tài sản hàng nghìn tỷ đồng của đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ. “Dù có bãi miễn chức vụ của bà Thảo hay không thì tài sản chung của vợ chồng vẫn phải chia đôi nếu như không có thỏa thuận trước khi kết hôn. Việc ông Vũ phải chia một nửa tài sản cho bà Thảo là điều đương nhiên”, vị luật sư trên phân tích.
Tuy nhiên, hiện tại mọi việc vẫn đang ở chỗ khởi sự. Ngoài các thông tin hành chính, cá nhân bà Thảo không thông tin gì thêm về vụ ly hôn. Tương tự, ông Vũ cũng mai danh ẩn tích, cắt liên lạc với truyền thông. Vụ ly hôn bí ẩn này sẽ còn nhiều bất ngờ cho đến hồi kết.
NDH) Thông tin vợ chồng Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên đang 'lục đục' khiến dư luận dấy lên câu hỏi "Liệu đây có phải vụ ly hôn đắt giá tiếp theo tại Việt Nam?
Trả lờiXóaVợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang tiến hành thủ tục ly hôn
Theo tin từ báo Pháp luật Plus, Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên vừa “tố” chồng bà là ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Trung Nguyên đã “thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín” của bà.
Báo này cũng cho biết, vào thời điểm hiện tại, bà Thảo và ông Vũ đang tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật.
Với tài sản và số cổ phần nắm giữ tại Trung Nguyên hiện nay của cả hai vợ chồng ông Vũ, nhiều ý kiến cho rằng đây có thể là vụ ly hôn đắt giá tại Việt Nam.
Trước đó, không ít vụ ly hôn của các doanh nhân Việt cũng khiến báo chí tốn nhiều giấy mực bởi mức độ tốn kém của nó.
Vụ ly hôn triệu đô của vợ chồng "Vua bánh mì"
Ông Kao Siêu Lực và thương hiệu Đức Phát từng một thời thống lĩnh làng bánh Sài Gòn. Tuy nhiên, khi việc làm ăn đang ngày càng phát đạt thì gia đình ông đứng trước bờ vực đổ vỡ.
Năm 2005, vợ chồng ông ly hôn cùng vụ tranh chấp kéo dài đến năm 2007 mới kết thúc.
Ngày ra tòa, hai vợ chồng ông thỏa thuận sẽ tự chia tài sản; toà chỉ xử việc phân chia thương hiệu. Ông bà chủ Đức Phát đồng ý chia đôi mỗi người 10 cửa hàng, nhưng việc phân chia thương hiệu lại không dễ dàng. Vợ ông đề nghị chia thành Đức Phát 1, Đức Phát 2. Nhưng ông Lực quyết định chọn cho mình tên thương hiệu là Đức Phát-Vina Bread.
Tuy nhiên, sự phân chia này không ổn, vì hệ thống nhận diện của 2 thương hiệu có quá nhiều điểm trùng lắp. Nếu một bên kinh doanh không tốt, bên còn lại chắc chắc bị ảnh hưởng do người tiêu dùng dể bị nhầm lẫn. Cuối cùng, 2 bên thỏa thuận chỉ một người giữ thương hiệu Đức Phát và phía nhận phải trả cho phía mất thương hiệu 1 triệu USD.
Sau khi suy tính, bà chủ Đức Phát đồng ý trả 1 triệu USD và giữ lại thương hiệu. Còn ông Lực sử dụng số tiền này để tái khởi nghiệp lại với thương hiệu ABC Bakery.
Vụ ly hôn 2.000 tỷ của ông Trần Văn Mười
Trả lờiXóaVụ ly hôn giữa ông Trần Văn Mười - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn quốc tế Năm Sao và bà Phạm Thị Hương Giang - Phó giám đốc Công ty cổ phần giám định Đại Tây Dương đã kéo dài trong nhiều năm qua.
Ông Mười và bà Giang kết hôn năm 1999, có hai đứa con và đến năm 2004 thì nảy sinh mâu thuẫn và ra tòa ly hôn. Ông Mười muốn nuôi cả hai con, nhưng con lớn muốn sống với mẹ. Ông Mười đồng ý và sẽ cung cấp 35 triệu đồng một tháng để nuôi con. Còn bà Giang có nguyện vọng nuôi cả hai con và yêu cầu ông Mười cấp 100 triệu/tháng.
Về phần tài sản, tổng cộng ông Mười và bà Giang sở hữu 2.000 tỷ đồng, bao gồm: 1 xe hơi Camry, biệt thự ở TPHCM, Vũng Tàu, Hải Phòng và nhiều nhà đất khác, vốn đầu tư trong các công ty: CP Tập đoàn quốc tế Năm Sao (85 tỷ đồng), Công ty CP quốc tế Hòn Đảo Việt (8,5 tỷ đồng), Công ty CP đầu tư đô thị Sam My (30 tỷ đồng), Công ty CP vật tư nông nghiệp Vàm Cỏ Đông (16 tỷ đồng)...
Số tài sản trên, bà Giang đề nghị được chia đôi, còn ông Mười cho rằng số tài sản này chủ yếu là vay mượn để mua bán kiếm lời. Ông Mười cho biết ông còn nợ khoảng 6.804 lượng vàng và 109 tỷ đồng, ông đề nghị số tài sản hiện có dành để ưu tiên trả nợ, sau đó phần còn lại sẽ chia theo thoả thuận. Tuy nhiên, bà Giang cho rằng số nợ này bà không biết nên trách nhiệm trả nợ là của một mình ông Mười.
Sau nhiều lần thương lượng hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Vụ ly hôn 1.000 tỷ của chứng khoán Việt
Vụ ly hôn giữa ông Lê Quang Tiến và vợ vào năm 2007 được coi là vụ ly hôn tốn kém nhất trong lịch sử của chứng khoán Việt.
Vào thời điểm đó, ông Lê Quang Tiến đang đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc FPT và sở hữu 3.709.630 cổ phiếu của Tập đoàn này. Khi ly hôn, ông đã chia cho người vợ là bà Lê Thị Hồng Hải một nửa cổ phần, với giá trị ước tính gần 1.000 tỷ đồng.
>>Nóng: "Chiến tranh pháp lý" giữa vợ chồng đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ
Bảo Linh (Tổng hợp) ly hôn |Trung Nguyên |hôn |thương hiệu |đắt giá |vợ |vợ chồng |chủ tịch |chồng |tập đoàn
Có không ít cặp vợ chồng đại gia sau bao năm 'đầu gối tay ấp' bỗng xung đột, mâu thuẫn trong việc chia chác, tranh chấp tài sản, tiền bạc, con cái... gây ồn ào dư luận.
Trả lờiXóa"Chiến tranh pháp lý" giữa vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Thành viên HĐQT Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên) và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên) đang có mâu thuẫn gay gắt cả trong đời sống hôn nhân gia đình lẫn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các tranh chấp chủ yếu xoay quanh quyền kiểm soát và điều hành Cty Cà phê Hòa Tan Trung Nguyên. Theo Pháp luật Việt Nam, bà Thảo “tố” ông Vũ đã “thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín” của bà.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo (thứ hai từ phải sang).
Hiện bà Thảo và ông Vũ đang tiến hành thủ tục ly hôn. Theo đơn yêu cầu của bà Thảo, tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã có quyết định cấm thay đổi đăng ký doanh nghiệp đối với Trung Nguyên IC.
Cuộc hôn nhân bất hạnh của nữ doanh nhân bị sát hại ở TQ
Ngày 22/9/2015, nữ doanh nhân ngành trà Lâm Đồng - Hà Thúy Linh (SN 1970) bị đầu độc, sát hại dã man tại Trung Quốc. Dư luận trong nước bao trùm thông tin cho rằng, vụ án này có liên quan đến người chồng cũ của bà Linh.
Nữ doanh nhân bạc mệnh Hà Linh.
Ông Lin Chin Chuang (SN 1956, người Đài Loan) và bà Linh làm đám cưới vào năm 1999. Song vì ông Chuang chưa ly dị vợ, giữa hai người thường xảy ra mâu thuẫn. Bà Linh từng tâm sự với một vài người bạn, không ít lần bị chồng cũ đe dọa, đánh đập.
Tuy nhiên, trả lời trên báo Công an TP.HCM, ông Chuang cho biết, không có chuyện ông bạo lực với bà Linh khi cả hai còn là vợ chồng. Ông phủ nhận thông tin nói ông đến nhà bà Linh đe dọa, cấm người mua trà ô long của Công ty Hà Linh, mà cho rằng, giữa họ luôn mâu thẫn về tài sản và con cái nên cuộc sống hôn nhân từ năm 2009 đến 2010 rất căng thẳng, dẫn đến việc cả hai quyết định “đường ai nấy đi”.
Vụ ly hôn 10.000 tỷ đắt giá nhất VN
Trả lờiXóaCuộc ly hôn giữa ông Bùi Đức Minh và bà Nguyễn Thanh Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn - vào năm 2011 được dư luận quan tâm và tranh cãi bởi khối tài sản được ước tính lên đến 500 triệu USD (tương đương khoảng 10.000 tỷ đồng). Đây là khối tài sản lớn nhất được tranh chấp trong các vụ ly hôn của đại gia Việt.
Thiên đường Bảo Sơn là một trong những tài sản tranh chấp trong vụ ly hôn giữa ông Minh và bà Thủy.
Sau khi ly hôn, bà Thủy đã chuyển trường học cho 2 con. Nhiều lần ông Minh đến nơi mẹ con bà Thủy sinh sống nhưng không được gặp con. Cho rằng bà Thủy và Ban giám hiệu các trường không tạo điều kiện cho mình được gặp và đón con nên ông Minh viết đơn tố cáo gửi Sở GD& ĐT Hà Nội. Tháng 2/2012, công an HN đã bắt ông Minh để điều tra về hành vi vu khống.
Vụ ly hôn 2.000 tỷ của Chủ tịch HĐQT-TGĐ Tập đoàn quốc tế Năm Sao
Tháng 12/2012, tòa án Quận 3, TP.HCM mở phiên sơ thẩm vụ ly hôn giữa ông Trần Văn Mười (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn quốc tế Năm Sao) và vợ là bà Phạm Thị Hương Giang (Phó Giám đốc CTCP giám định Đại Tây Dương).
Ông Mười và bà Giang kết hôn từ năm 1999, có 2 con chung. Từ năm 2004, hai bên bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn gia đình. Căng thẳng nhất trong phiên tòa là việc phân chia tài sản.
Bà Giang cho biết vợ chồng bà có khối tài sản trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng gồm: 10 biệt thự và nhiều bất động sản khác. Bà Giang yêu cầu được chia 50% tài sản trên. Còn ông Mười lại cho rằng hầu hết số tài sản này là đi vay mượn, mua bán kiếm lời và do giá nhà xuống nên có khoản nợ 109 tỷ đồng và 6.804 lượng vàng. Ông Mười đề nghị tài sản sẽ ưu tiên trả nợ, phần còn lại sẽ phân chia. Vụ tranh chấp này sau đó cũng không rõ hồi kết.
Lùm xùm vụ ly hôn con trai đại gia Diệu Hiền và MC Quỳnh Chi
Tháng 6 vừa qua, dư luận xôn xao quanh việc Quỳnh Chi bỏ chồng. Hotgirl này lên tiếng tố cáo nhà chồng, trong đó có mẹ chồng là bà Diệu Hiền, là sống bạc bẽo, độc đoán. Trên truyền thông, cô đã kể đủ chuyện về cuộc sống gia đình như một cơ ác mộng
Trước những lời cay nghiệt của vợ, thiếu gia Trần Văn Chương đã phải lên tiếng để bảo vệ gia đình mình. Trên báo Ngôi sao, doanh nhân này khẳng định, lý do Quỳnh Chi ly thân bởi cô muốn theo đuổi hoài bão trong sự nghiệp. Trong khi đó, gia đình anh không có đủ tài chính để cô thực hiện ước mơ. Chuyện đổ vỡ không liên quan đến mâu thuẫn giữa mẹ chồng - nàng dâu như Quỳnh Chi từng tiết lộ.
Trả lờiXóaCuộc ly hôn giữa trùm BĐS và Hoa hậu Diễm Hương
Cuối tháng 2 vừa qua, thông tin Hoa hậu Diễm Hương và chồng cũ là Đinh Trường Chinh, Chủ tịch hội đồng thành viên của Công ty địa ốc Việt Hân, ly hôn trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Hoa hậu Diễm Hương và chồng cũ.
Từ đây, những bí mật và góc khuất về cuộc hôn nhân của cô được phơi bày. Có thông tin cho rằng, Diễm Hương rời bỏ người chồng nghìn tỷ vì thời buổi bất động sản khó khăn, ông Chinh không kiếm được nhiều tiền như thời trước nữa.
Tuy nhiên, Hoa hậu "tố" rằng, cô thường xuyên bị chồng cũ chửi bới, đe dọa, thậm chí vu khống nghiện ngập. Sau ly hôn, Diễm Hương ngậm ngùi ra đi tay trắng.
Cuộc hôn nhân 2 tuần của đại gia 52 tuổi và Hoa hậu ảnh Thu Vân
Chuyện hôn nhân của hoa hậu ảnh 2007 Thu Vân và đại gia 52 tuổi Đoàn Đình Sơn cũng có cái kết buồn. Chỉ sau 2 tuần kết hôn, dư luận đã xôn xao với thông tin cuộc hôn nhân của chân dài này với chồng đại gia sớm tan vỡ.
Đại gia Sơn và Hoa hậu Thu Vân trong lễ cưới.
Chia sẻ với báo chí về việc vội vã ly dị ngay sau kết hôn, người đẹp Thu Vân cho biết: “Tôi và chồng mâu thuẫn từ cách ứng xử đến suy nghĩ. Sau đám cưới một tuần, tôi đã nảy sinh ý định muốn chia tay”.
Vụ ly hôn trăm tỷ của tỷ phú Đức An với Ngọc Thúy
Sau đúng 7 ngày yêu nhau, Ngọc Thúy khiến cả showbiz Việt choáng váng vì quyết định kết hôn với đại gia và theo chồng sang Mỹ trong lúc sự nghiệp đang trên đà rực rỡ. Dư luận còn sốc hơn khi chưa đầy 2 năm sau, cặp đôi này quyết định “đường ai nấy đi” với vụ ly hôn cũng “rùm beng” không kém.
Tỷ phú Đức An và Ngọc Thúy thời còn mặn nồng.
Trong lúc chồng cũ Ngọc Thúy đệ đơn kiện cô chiếm đoạt tài sản có tổng giá trị ước tính 288 tỷ đồng của mình tại Việt Nam, thì Ngọc Thúy cũng kiện ngược trở lại chồng cũ lên tòa án Mỹ yêu cầu phải chi cho cô mỗi tháng gần 3 tỷ đồng để nuôi 2 con gái, cũng như tố cáo chồng cũ từng hành hung, đánh đập cô...
Theo Hạnh Ng